Học viện Điện ảnh Kantana thiết kế bởi Kiến trúc sư Boonserm Premthada đoạt giải thưởng Kiến trúc “Dấu ấn tương lai”.

Thiết kế: Boonserm Premthada (Công ty TNHH Dự án Bangkok Bkkp.)
Thành viên trong nhóm: Ittidej Lirapirom, Piyasak Mookmaenmuan
Khách hàng: Kantana Edutainment  Co., Ltd.
Vị trí công trình: thị trấn Kantana, Klong-yong, Buddhamonthon, tỉnh Nakhon Pathom (Thái Lan)
Thiết kế kết cấu: Preecha Suvapabkul
Tổng diện tích bề mặt có thể sử dụng: 2000 m2
Hoàn thành công trình vào năm: 2011

Toàn bộ công trình gồm:

  • Khung nhôm.
  • Cửa sổ có kích cỡ khác nhau.
  • Tường bằng gạch thủ công.
  • Mái là hệ thống tấm bằng xi măng đặt trên hệ khung.
  • Kết cấu bê tông dự ứng lực trước, móng bằng xi măng.
  • Sàn bằng bê tông đúc.
  • Vỉa hè lát bằng đá ngoại thất màu xám.

Hình ảnh: © Spaceshift Studio, Pirak Anurakyawachon

Công trình được thiết kế bởi Boonserm Premthada đại diện cho tinh thần của “Kiến trúc hiện đại gắn liền với cội nguồn” đã lọt vào vòng chung kết của cuộc thi kiến trúc “Dấu ấn tương lai” đầu tiên. Học viện Điện ảnh Kantana tại tỉnh Nakhon Pathom, Thái Lan sử dụng gạch thủ công để thiết kế nên những bức tường hoành tráng và các không gian biến hóa về góc độ đa dạng.

Nhà thiết kế trẻ Boonserm Premthada lọt vào hạng mục thiết kế đầu tiên đến với cuộc thi kiến trúc quốc tế được khuyến khích bởi Floornature, Đối với anh, tác phẩm dự thi “Dấu ấn tương lai” là Học viện Điện ảnh Kantana, một ngôi trường sản xuất phim chuyên nghiệp ở tỉnh Nakhon Pathom, Thái Lan. Dự án gồm nhiều quy mô khác nhau, từ quy hoạch đô thị đến thiết kế kiến trúc và các chi tiết thành phần. Ba cấp độ được kiến trúc sư quan tâm nhất trong dự án này là thực hiện xây dựng một địa danh theo yêu cầu của cuộc thi, không phải nổi bật theo phương thẳng đứng trong cảnh quan mà là một biểu tượng đóng vai trò chủ cốt trong cảnh quan. Kiến trúc sư sử dụng công trình như một phéo ẩn dụ cho các câu chuyện và truyền thống địa phương nơi đây.

Chúng ta không nên tiếp cận dự án Học viện Điện ảnh này trên phương diện diễn giải theo ba chiều, mà dự án này như một đối tượng kiến trúc trực quan hấp dẫn thông qua cách sắp đặt, bố trí về mặt không gian: các bức tường được sắp xếp theo dạng tia, thoát ra từ điểm gốc là khu vực trung tâm và hướng ra phía ngoài, công trình còn được tăng thêm tính năng động nhờ những tuyến đường kết nối các không gian khác nhau, vì vậy các không gian trong công trình vừa đảm bảo tính liền mạch nhưng vẫn độc lập.

Điểm nhấn thứ hai của dự án chính là giả pháp dành cho mặt đứng, đại diện cho bộ mặt của tòa nhà. Vì mặt đứng công trình trải theo chiều ngang với các khoảng hở, người sử dụng có thể thông qua chúng chiêm ngưỡng cảnh quan của vườn và nội thất.

Điểm nhấn thứ ba là biểu diễn về vật liệu gạch truyền thống, được làm bằng tay bởi người lao động địa phương, Boonserm Premthada giải thích chính điều này đã tạo nên cái cốt “Dấu ấn” của dự án như một tượng đài về tinh thần.

Thiết kế phức tạp của thành phần bức tường cho thấy ảnh hưởng của những nhân tố thuộc về lịch sử lên thế giới đương đại, nhờ vậy kiến trúc sư đã tạo ra một tòa nhà có hình thức hoành tráng và quy mô: chiều cao của các bức tường lên đến 8 mét và có hình dạng tương tự như mặt đất chạm khắc bởi gió hay các hòn đá khổng lồ được chạm khắc bởi nước.

Tuy nhiên, dự án không mạo hiểm trở khiến các không gian quá vụt vặt mà biến mối liên kết hoạt động của con người trong công trình trở nên lỏng lẻo mà khéo léo tạo ra một số khe hở thân thiện, nơi mà người ta có thể ngồi bên trong các bức tường để thư giãn và học tập. Họ được hòa mình vào thiên nhiên ở bên ngoài bức tường và bên trong là không gian sinh hoạt, bức tường trong dự án này đóng vai trò chỉ như một màng lọc tương đối, không phải hoàn toàn ngăn chia tách biệt không gian chức năng.

Những không gian được ngăn chia thông qua các bức tường bằng gạch trần không phân định quá tách bạch giữa bên trong và bên ngoài. Các bức tường làm nhiệm vụ “mô tả” lại một không gian hơn là dùng chúng để bao quanh và định nên một hình thù rõ ràng và giới hạn.

Không gian được định hướng bằng giao điểm của hai trục chính, trục Bắc / Nam và trục Đông / Tây, trong đó các mặt đứng cũng làm nhiệm vụ định hướng cho trục, vì vậy yếu tố xuyên suốt và năng động được đảm bảo. Boonserm Premthada còn trình bày cách định hướng được lồng ghép vào chính là tạo ra bộ lọc ánh sáng thông qua các khe hở lớn và nhỏ trong các bức tường, thay đổi trực quan được phản ánh trên các bức tường vào các giờ khác nhau trong một ngày.

Công trình gồm nhiều không gian khác nhau, từ dạng đóng với mục đích là thư viện, cho đến không gian nửa tối nửa sáng nhờ các lỗ trong bức tường tạo thành bầu không khí lý tưởng cho quán cà phê ngoài trời, nơi các bức tường gạch không còn giới hạn về mặt không gian nữa mà hoàn toàn mở ra khu vườn xung quanh. Tính liên tục của các không gian được phân mảnh để đáp ứng công năng được tinh tế khôi phục nhờ vào lối sắp đặt khéo léo các bức tường gạch vững chắc.

Lâm Ngọc Vân Anh – Kiến trúc sư, Dịch giả.

Admin fanpage Lâm Ngọc Vân Anh-Vương quốc của Kiến trúc, Văn học  và hơn thế nữa.